Người bệnh tiểu đường ăn sầu riêng có làm tăng đường huyết?

Sầu riêng nằm trong nhóm thực phẩm có lượng đường cao, chỉ số đường huyết của sầu riêng rất cao lên tới 70 %. Hai loại đường chính có trong sầu riêng là đường glucose và fructose. Nếu bị bệnh tiểu đường, việc tiêu thụ quá nhiều sầu riêng trong một lần ăn có thể khiến lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu, trong 200 mg múi sầu riêng cung cấp 300 kcal, trong đó có 50 g đường, 10 g chất béo, 3 g đạm và 8 g chất xơ. Ngoài ra còn có thêm các vitamin nhóm B, kali, magie...

Như vậy, sầu riêng là một trong số trái cây ảnh hưởng lớn đến chỉ số đường huyết cơ thể. Với lượng đường này, ăn sầu riêng với số lượng nhiều sẽ dẫn đến đường huyết tăng và insulin tăng đột biến. Sự gia tăng insulin dẫn đến tăng tiết androgen nên cơ thể sản xuất nhiều dầu, gây tình trạng viêm.

Vì vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị tiểu đường được ăn sầu riêng nhưng cần ăn với lượng vừa phải và điều độ.

Người bệnh tiểu đường ăn sầu riêng bao nhiêu là đủ?

Theo Health Hub, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn sầu riêng nhưng cần hạn chế vì loại trái cây này có hàm lượng đường cao. Ba múi sầu riêng (tùy thuộc vào kích cỡ) có thể chứa từ 20 đến 30g carbohydrate. Con số này tương đương với lượng đường trong một bát cơm trắng (30g).

Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường chỉ nên ăn sầu riêng ở mức độ vừa phải. Tốt nhất chỉ nên ăn sầu riêng 2-3 lần/tuần, mỗi lần 1-2 múi để cơ thể không bị dư thừa năng lượng và ổn định đường huyết, tránh mụn nhọt.

Ảnh minh họa

6 nhóm người cần cảnh giác khi ăn sầu riêng

Người bệnh tiểu đường, cao huyết áp

Trong sầu riêng có lượng đường rất cao nên khi ăn sẽ làm đường huyết tăng nhanh. Vì thế những người tiểu đường cần cảnh giác với loại trái cây bổ dưỡng này nếu không muốn nguy hại cho sức khỏe. Ngoài ra, sầu riêng cũng không tốt với người cao huyết áp vì có tính nóng, có thể làm tăng huyết áp đột ngột.

Người có cơ địa nóng, nhạy cảm

Trong Đông Y, bản chất của sầu riêng là thực phẩm nóng do đó, nếu bạn đang bị nổi mụn, nhiệt miệng thì không nên ăn.

Bệnh nhân suy thận

Sầu riêng chứa một lượng lớn Kali hoàn toàn không tốt cho người bị thận. Khi lượng Kali trong máu cao vượt quá 6,5mmol/l sẽ làm tim đập loạn nhịp, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Hạn chế ăn sầu riêng là cách bảo vệ sức khỏe cho những bệnh nhân suy thận.

Người uống bia rượu

Theo các nhà nghiên cứu, ăn sầu riêng sau khi uống rượu gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và hơi thở xấu. Bên cạnh đó, sầu riêng tạo cảm giác mệt mỏi, khó chịu khi dùng chung với nhiều loại thức uống có cồn khác. Vì vậy, nên tránh xa sầu riêng khi uống bia, rượu.

Người có hệ tiêu hóa kém

Sầu riêng có tính nóng và lượng đường cao nên khi ăn sầu riêng quá nhiều có thể xuất hiện một số triệu chứng buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi... Những người có hệ tiêu hóa bình thường sẽ ít bị các trường hợp này, tuy nhiên nếu hệ tiêu hóa yếu cần ăn sầu riêng một cách vừa phải và hợp lý.